THÔNG
TIN THỜI SỰ TUẦN THỨ 1 THÁNG 11/2024
(Các
sự kiện thời sự nổi bật diễn ra từ ngày 28/10- 03/11/2024)
-----
I. TIN THẾ GIỚI
1. CDC châu Phi
cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa kiểm soát
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ
tại bệnh viện ở tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 19/8/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 31/10, Trung tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cảnh báo đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ vẫn
chưa được kiểm soát, đồng thời kêu gọi các nguồn lực để tránh một đại dịch
"nghiêm trọng hơn" COVID-19 xảy ra.
Thống kê của CDC châu Phi cho thấy kể từ
tháng 1 đến nay, châu lục này ghi nhận khoảng 48.000 trường hợp mắc bệnh, trong
đó có hơn 1.100 người tử vong. Đáng chú ý, số ca mắc hiện vẫn tăng ở một số nước
trong bối cảnh châu Phi vẫn đang vật lộn để ngăn chặn đợt bùng phát dịch bệnh lớn
khác xảy ra sau COVID-19.
Phát biểu với báo giới, Chánh Văn phòng
CDC châu Phi Ngashi Ngongo khẳng định: “Tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm
soát”. Trên thực tế, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đã tăng hơn 500% kể từ năm
ngoái. Do đó, cần huy động chính trị và tài chính liên tục. Theo ông, đây là biện
pháp cần thiết nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ trở thành đại dịch nghiêm trọng
hơn COVID-19.
2. Số người thiệt
mạng do lũ lụt tại Tây Ban Nha tăng lên gần 160 người
Xe cộ dồn đống trên đường do lũ lụt tại Valencia,
Tây Ban Nha (Ảnh: AP)
Giới chức Tây Ban Nha cho biết, ngày
31/10, số người thiệt mạng do lũ quét ở miền Đông nước này đã tăng lên 158 người.
Lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm hàng chục người mất tích trong thảm họa
tồi tệ nhất liên quan đến bão tại châu Âu trong hơn 5 thập kỷ qua.
Lũ lụt đã tàn phá cơ sở hạ tầng thành phố
Valencia, cuốn trôi cầu, đường và đường ray xe lửa, đồng thời nhấn chìm đất
nông nghiệp ở một khu vực trồng các loại cây có múi chính tại Tây Ban Nha.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Oscar
Puente cho biết, khoảng 80 km đường ở khu vực phía Đông đã bị hư hỏng nghiêm trọng
hoặc không thể đi qua. Nhiều tuyến đường bị chặn bởi những chiếc ô tô bị bỏ lại.
Theo quan chức này, sẽ mất 2 - 3 tuần để thể thiết lập lại kết nối tàu cao tốc
giữa Valencia và thủ đô Madrid.
Ngày 28/10 vừa qua, lượng mưa tương
đương của một năm đã trút xuống một số khu vực của Valencia. Đây bị xem là thảm
họa lũ lụt tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong lịch sử hiện đại. Các nhà khí tượng
học nhận định, biến đổi khí hậu do con người gây ra đang khiến các hiện tượng
thời tiết khắc nghiệt như vậy xảy ra thường xuyên hơn và có sức tàn phá lớn
hơn.
3. Thêm nhiều nạn
nhân thiệt mạng trong vụ tấn công đẫm máu ở Sudan
Một trung tâm y tế ở bang Bắc Darfur, Sudan bị phá hủy
sau cuộc tấn công của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ngày 3/8/2024. (Ảnh:
THX/TTXVN)
Ngày 28/10, Bộ trưởng Y tế Sudan, Haitham
Mohamed Ibrahim cho biết, hơn 120 người đã thiệt mạng ở bang Al-Jazira (miền
Trung Sudan) trong cuộc tấn công mới đây của Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch.
Ông Haitham Mohamed Ibrahim cho biết,
RSF đã thực hiện vụ thảm sát nhằm vào người dân của làng al-Sariha ở bang
Al-Jazira, khiến 124 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương sau khi bao
vây ngôi làng này từ ngày 25/10. Ông cho biết, Bộ Y tế Sudan đang nỗ lực cung cấp
thuốc men và chữa trị khẩn cấp cho những người bị thương hoặc bị bệnh ở các khu
vực bị bao vây này.
Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) Catherine Russell bày tỏ lo lắng trước tình trạng bạo lực gia tăng đối
với trẻ em và gia đình ở bang Al-Jazira. Theo UNICEF, trong tuần qua, ít nhất
124 người đã thiệt mạng ở Al-Jazira, trong đó có 10 trẻ em và ít nhất 43 em
khác đã bị thương.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh
lương thực cấp tính trầm trọng tại 22 quốc gia
Người dân Sudan chờ nhận thực phẩm tại một trại tị nạn
của Quỹ Nhi đồng LHQ ở Wau, miền Nam Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
4. EU đạt tiến bộ
lớn trong giảm phát thải khí nhà kính
EU ghi nhận mức giảm khí thải nhà kính lớn nhất
trong nhiều thập kỷ. (Ảnh: Reuters)
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được bước
tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi lượng khí thải nhà
kính giảm 8% trong năm 2023. Đây là mức giảm lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Môi
trường châu Âu (EEA) công bố ngày 31/10, lượng khí thải nhà kính năm 2023 đã thấp
hơn 37% so với những năm 90 của thế kỷ trước. Tiến bộ này đạt được chủ yếu nhờ
vào việc giảm đáng kể sử dụng than đá, nguồn năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm
hàng đầu, và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nguồn năng lượng tái tạo như năng
lượng Mặt Trời và gió.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong năng
lượng tiệu thụ của châu Âu đã tăng từ 10,2% trong năm 2005, lên 24% trong năm
2023. Bên cạnh đó, việc người dân và doanh nghiệp châu Âu tiết kiệm năng lượng
cũng đóng góp phần không nhỏ vào thành công này.
Tuy nhiên, mặc dù đạt được những kết quả
khả quan, EU vẫn còn chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu giảm 55%
lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990. Theo các dự báo hiện tại, EU
chỉ có thể giảm được khoảng 43% lượng khí thải nếu chỉ dựa vào các biện pháp đã
được thực hiện. Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết có những biện pháp bổ sung để EU
đẩy nhanh hơn nữa tốc độ giảm phát khí thải trong những năm tới, qua đó có thể
đạt được mục tiêu đề ra.
5. Bầu cử Mỹ
2024: Gay cấn đến phút cuối
Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử
viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông
Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách
biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất sít
sao.
Theo số liệu của FiveThrityEight công bố
ngày 3-11 (theo giờ địa phương), bà Harris dẫn trước ông Trump với cách biệt chỉ
1% trong các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc. Con số này giảm từ mức 1,4% cách
đây 1 tuần, nhưng vẫn phản ánh sự cạnh tranh gắt gao trong cuộc bầu cử năm nay.
Các chuyên gia cho rằng kết quả thăm dò
dư luận có thể không phản ánh đầy đủ sự ủng hộ của cử tri đối với 2 ứng cử
viên. Trong các kỳ bầu cử 2016 và 2020, ông Trump thường bị đánh giá thấp hơn
so với các đối thủ ở đảng Dân chủ trong các cuộc thăm dò dư luận nhưng đều có
màn thể hiện tốt hơn nhiều khi kết quả bầu cử chính thức được công bố.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia của CNN và
New York Times cho rằng chính bà Harris có thể cũng bị đánh giá thấp hơn so với
thực tế trong cuộc bầu cử năm nay, một phần do sự lớn mạnh của nhóm người ủng hộ
ông Trump, một phần nữa có thể chính các hãng thăm dò dư luận cũng gặp khó khăn
trong việc định vị nhóm cử tri ủng hộ bà Harris.
Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối. Ảnh: AFP
Trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng tiếp
tục “bất phân thắng bại”, các chiến dịch của cựu Tổng thống Trump và Phó tổng
thống Harris cùng đẩy mạnh công tác vận động tranh cử. Trong tuần qua, ông
Trump và ứng cử viên liên danh tranh cử J. D. Vance đã có chuỗi 20 hoạt động vận
động tranh cử. Về phần mình, bà Harris và ứng cử viên liên danh tranh cử Tim
Walz đã có đến 31 hoạt động vận động tranh cử và hầu hết đều diễn ra tại các
bang “chiến trường”.
II. TIN TRONG NƯỚC
1. Kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức,
kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(Lớp 3).
Tham dự buổi trao đổi có đồng chí Nguyễn
Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ
đạo lớp học.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với các học viên cán bộ
quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIV về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn
mình của dân tộc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là
một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện
có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên.
Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những
biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học,
công nghệ, môi trường. Ví dụ: Kỷ nguyên Công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin, Kỷ
nguyên Kỹ thuật số, Kỷ nguyên vũ trụ. Còn trước đây là Kỷ nguyên Đồ đá, Kỷ
nguyên Cổ đại, Kỷ nguyên Trung cổ…
Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển
động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt
qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt
được những thành tựu vĩ đại.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của
dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh
đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với
các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được
hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định,
phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu. Đích đến
của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh
vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực
hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước
đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045
trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ
hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc,
khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi
người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng
tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi
nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất
cánh.
2. Điện, thư
chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường
Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc
hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh
đạo các nước Ấn Độ, Australia, Đức, Saudi Arabia, Arab Syria, Các Tiểu Vương quốc
Arab Thống nhất, Bỉ, Luxembourg, Palestine, Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng Thư ký Liên hợp
quốc và lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã gửi các điện, thư chúc mừng đến Chủ tịch
nước Lương Cường.
*Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ Droupadi
Murmu bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường sẽ lãnh đạo Việt Nam tiếp tục
đạt được những thành tựu mới, không ngừng tiến bộ và phát triển thịnh vượng. Tổng
thống Ấn Độ cũng nhấn mạnh, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn
Độ được xây dựng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc và hợp tác hiệu quả trên nhiều
lĩnh vực.
*Toàn quyền Australia Sam Mostyn khẳng định,
việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện đã phản ánh tầm quan trọng
của quan hệ Việt Nam - Australia cũng như nguyện vọng của hai nước đồng hành
trong tương lai; nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Australia có nền tảng vững chắc
là tình hữu nghị bền chặt và sự chia sẻ tầm nhìn chung về một khu vực hòa bình,
ổn định và thịnh vượng.
*Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio
Guterres khẳng định Việt Nam tiếp tục là đối tác tin cậy của Liên hợp quốc
thông qua đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hòa bình và trong thúc đẩy chủ
nghĩa đa phương nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu. Tổng Thư ký hoan
nghênh cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững, chống chịu khí hậu và phát
triển xã hội bao trùm, góp phần định hình tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền
vững cho người dân, đồng thời hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam về sự tham gia,
đóng góp của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.
Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ trước Quốc hội
và đồng bào cử tri cả nước.
*Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức
Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam đã xây dựng
mối quan hệ thân thiết và hữu nghị bền chặt; đánh giá dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Đức vào năm 2025 sẽ mang đến các cơ hội để hai nước tăng
cường quan hệ Đối tác chiến lược và phối hợp giải quyết các thách thức toàn cầu...
3. Thủ tướng Phạm
Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm ba nước Trung Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và
Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới thủ đô Hà Nội kết thúc tốt
đẹp chuyến công tác thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE);
tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm làm việc tại
Vương quốc Saudi Arabia; thăm chính thức Nhà nước Qatar.
Lễ tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết
thúc chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Trong chuyến công tác 6 ngày kể cả di
chuyển, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có chương trình làm việc dày đặc,
phong phú, thực chất và hiệu quả với gần 60 hoạt động. Trong đó, Thủ tướng có
cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao các nước; làm việc với
lãnh đạo các bộ, tổ chức, tập đoàn, các quỹ đầu tư lớn của UAE, Saudi Arabia và
Qatar. Đặc biệt, Thủ tướng dành thời gian gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán
và cộng đồng người Việt Nam tại cả ba nước.
Cùng với đó, Thủ tướng đã phát biểu tại
Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 tại Saudi Arabia; phát biểu về
chính sách tại Học viện Ngoại giao UAE; dự tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE;
dự lễ khai trương cơ sở trưng bày xe ô tô của Vinfast và lễ khai trương Văn
phòng của tập đoàn FPT tại Saudi Arabia; thăm khu công nghiệp Ras Laffan của
Qatar…
Chuyến thăm để lại dấu ấn quan trọng, với
việc nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam với ba nước nói riêng và với khu vực Trung
Đông, Bắc Phi nói chung. Trong đó, Việt Nam và UAE nâng quan hệ lên Đối tác
Toàn diện và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA). Việt Nam và các
nước Saudi Arabia và Qatar nhất trí sớm thúc đẩy nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới.
Trong chuyến thăm, Việt Nam và ba nước
đã ký kết, trao đổi 33 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư,
tài chính, năng lượng, đổi mới sáng tạo, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng,
giáo dục thể thao, hợp tác giữa các doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy hợp
tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và ba nước phát triển mạnh mẽ trong thời
gian tới.
III. TIN TRONG TỈNH
1. Phát động Cuộc
thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
Sáng 28/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức
Lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 (sau đây gọi là Cuộc thi). Các
đồng chí: Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường
trực UBND tỉnh; Lê Đức Dục - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi chủ trì Lễ phát động.
Quang cảnh Lễ phát động Cuộc thi
Phát động Cuộc thi, đồng chí Lê Đức Dục
- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi nhấn mạnh: Cuộc
thi là đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ, có sức lan tỏa sâu rộng, nhằm
tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đồng thời, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực,
phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh, xây
dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững….
2. Họp báo tuyên
truyền Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024
Ngày 01/11, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu
các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024 tổ chức họp báo cung cấp
thông tin tuyên truyền về Đại hội. Đồng chí Trần Hữu Chí - Tỉnh ủy viên, Trưởng
Ban Dân tộc tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội chủ trì họp
báo.
Quang cảnh họp báo
Phát biểu thảo luận tại họp báo, các đại
biểu tập trung vào các nội dung: Công tác phối hợp tuyên truyền, mở các chuyên
mục chào mừng đại hội; giới thiệu các gương điển hình, tiên tiến của các cá
nhân, tập thể...
Kết luận họp báo, đồng chí Trần Hữu Chí
- Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội. Đề
nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, vai trò của
Đại hội; các phong trào thi đua yêu nước lập thành tích chào mừng Đại hội;
tuyên truyền về sự thay đổi, khởi sắc về mọi mặt trong vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số 5 năm qua; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các
ngành đối với công tác dân tộc.
3. Hội nghị Báo
cáo viên cấp tỉnh tháng 10 năm 2024
Sáng 28/10, tại Trung tâm Hội nghị - Văn
hoá tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh tháng
10/2024. Đồng chí Lê Chí Công - Phó trưởng
ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Định hướng công tác tuyên truyền thời
gian tới, đồng chí Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đề nghị thời
gian tới ban tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc
tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, đội ngũ báo cáo
viên các cấp bám sát chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, nhất là Hướng
dẫn số 201-HD/BTGTU, ngày 18/10/2024 về nội dung tuyên truyền tháng 11/2024 và
định hướng công tác tuyên truyền miệng hằng
tháng, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng
– an ninh và đối ngoại; công tác xây dựng Đảng; tuyên truyền các nội dung trọng
tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Hướng dẫn số
199-HD/BTGTU, ngày 24/10/2024 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; căn cứ nội dung tại Hội
nghị hôm nay, tập trung triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm: Đẩy mạnh
tuyên truyền về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh;
tuyên truyền về thông điệp “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt
Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó phân tích, làm rõ nội hàm của thông điệp...