ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
Lai Châu thực hiện Di chúc của Bác Hồ về “Phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”
Lượt xem: 107
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt với Nhân dân lao động, trước lúc đi xa, Bác đã căn dặn trong Di chúc “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Thực hiện Di chúc của Bác, 55 năm qua Đảng bộ tỉnh Lai Châu luôn xác định nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.
anh tin bai
Chương trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân

 

Chăm lo đời sống Nhân dân là nội dung xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc đời hoạt động cách mạng gian lao, vất vả của Người có thể cô đọng lại cũng chỉ với “một mong muốn tột bậc” là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Vì lẽ đó, trước lúc Người đi xa, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, “Nhân dân lao động” là nội dung được Bác xếp thứ 3 trong 6 nội dung lớn. Hơn ai hết, với tấm lòng gần dân, trọng dân, coi dân là gốc, Bác hiểu rõ những vất vả của Nhân dân lao động “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh”. Từ việc hiểu rõ sự gian khổ của Nhân dân, Bác nhận định “Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng” và Bác đề ra nhiệm vụ “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành những tình cảm đặc biệt với đồng bào các dân tộc Lai Châu. Tình cảm của Người được thể hiện qua những bức thư gửi cho đồng bào các dân tộc, cuộc gặp gỡ với cán bộ Lai Châu bằng những lời dạy chí tình, nhân ái, lời căn dặn quý báu, thân thương nghĩa tình như Thư gửi đồng bào, các cơ quan đoàn thể, các cán bộ liên tỉnh Sơn Lai (6/1949), Thư gửi cán bộ và chiến sĩ chiến dịch Tây Bắc (01/10/1952), Thư gửi các chiến sĩ dân công ở mặt trận Tây Bắc (01/10/1925), Thư gửi đồng bào và bộ đội Tây Bắc (25/11/1953)… Đặc biệt, đúng ngày thị xã Lai Châu được giải phóng, ngày 12/12/1953, Bác đã viết thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu. Bức thư ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy tình cảm không chỉ là những lời thăm hỏi ân cần, tình thương yêu rất mực chân thành, sự cảm thông chia sẻ, khích lệ động viên mà còn là lời căn dặn ân tình của Người với những việc làm, những yêu cầu rất cụ thể.

55 năm qua, từ ngày Người đi xa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu luôn khắc ghi lời dặn trong “Thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu” và lời Di chúc của Bác căn dặn về chăm lo đời sống Nhân dân. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ giai đoạn chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu (mới), Đảng bộ tỉnh luôn xác định phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân là nhiệm vụ chính trị hằng đầu. Khi mới chia tách (ngày 01/01/2004), đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức của một tỉnh nghèo nhất cả nước; kinh tế - xã hội kém phát triển, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ vừa mới, vừa thiếu; tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp… Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ “phấn đấu đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn”, Tỉnh ủy Lâm thời đã ban hành Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đã cử 222 cán bộ tăng cường cho 74 xã đặc biệt khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đến 2010 đã cơ bản đưa Lai Châu ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Từ 2010 đến nay, qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh với mục tiêu “đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển” và “trở thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc” Lai Châu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy các tiềm năng, thế mạnh để vươn lên. Nông nghiệp được phát triển hướng vào sản xuất hàng hóa tập trung, đến nay đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá với trên 3.800 ha lúa chất lượng cao và đặc sản; trên 9.800 ha chè, trên 3.500 ha mắc ca, trên 4.400 ha quế và trên 1.600 ha cây ăn quả; chăm sóc, bảo vệ trên 12.900 ha cây cao su, đã khai thác trên 8.300 ha. Cây dược liệu quý phát triển nhanh với 11.000 ha (35 ha sâm, 10,8 ha cây bảy lá một hoa). Lâm nghiệp phát triển bền vững, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 52%, tạo ra vùng nguyên liệu chế biến rộng lớn cho công nghiệp chế biến. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, đến nay có 41,5% xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân toàn tỉnh đạt 14,4 tiêu chí/xã; tỉnh có 204 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 - 4 sao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân các dân tộc không ngừng được nâng lên.

  Công nghiệp tiếp tục phát triển theo định hướng, chiếm tỷ trọng trên 38% trong cơ cấu GRDP của tỉnh; các dự án công nghiệp trọng điểm về thủy điện, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng đã và đang từng bước phát huy hiệu quả; hình thành và phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo; đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 98,6% thôn, bản có đường xe máy hoặc ô tô đi lại thuận lợi. 100% xã, phường, thị trấn và 96,5% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; mạng lưới, dịch vụ bưu chính, viễn thông đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới từng bước được quan tâm phát triển…

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đã có những bước tiến dài, vững chắc góp phần nối gần khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, Lai Châu với các địa phương khác trong cả nước. Về giáo dục và đào tạo, khi mới chia tách toàn tỉnh có 265 trường các cấp với 5.295 cán bộ, giáo viên; 4 xã chưa có trường, lớp; 9 xã, thị trấn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉnh đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đến năm 2009 hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 trở lên; đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ đạt chuẩn 87%; mạng lưới trường, lớp học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp học, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khoảng 62%.
 
 Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được chú trọng, từ khó khăn, thiếu thốn của cả hệ thống y tế về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; chỉ với 50 bác sĩ với tỷ lệ 1,6 bác sĩ/vạn dân. Đến nay hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tất cả các tuyến; phát hiện, xử lý kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, kiểm soát tốt dịch Covid-19; đội ngũ cán bộ y tế được kiện toàn và quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ, tỷ lệ bác sĩ đạt 13 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 92%. Khoa học công nghệ được quan tâm phát triển hướng đến ứng dụng vào đời sống sản xuất. Giảm nghèo trung bình cả giai đoạn trên 5%/năm. Văn hóa được quan tâm phát triển hướng đến phục vụ đời sống tinh thần cho Nhân dân; chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Qua 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã giành được những thành tựu to lớn. Đến nay kinh tế - xã hội của tỉnh đã từng bước chuyển mình; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 20 năm ước đạt 9,69%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 21 lần (từ 2,2 triệu đồng lên trên 47 triệu đồng); thu ngân sách trên địa bàn đạt gấp trên 70 lần (từ 31 tỷ đồng lên trên 2.200 tỷ đồng). Văn hóa được quan tâm phát triển gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc, truyền thống tốt đẹp các dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện; quốc phòng - an ninh được tăng cường, chủ quyền biên giới Quốc gia được bảo đảm vững chắc.

Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, Nhân dân các dân tộc Lai Châu hôm nay tự hào về kết quả xây dựng, phát triển quê hương  và đang ra sức thi đua đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác; thực hiện lời dạy trong Thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu và bản Di chúc thiêng liêng của Người với mục tiêu xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế - xã hội đạt mức trung bình của cả nước đóng góp vào sự nghiệp “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như mong muốn cuối cùng của Người trước lúc đi xa./.
Nguồn bài viết: Trang thông tin điện tử Tỉnh ủy Lai Châu
Vũ Võ
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Phim tư liệu
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Đổi mới công tác tuyên truyền thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị ở Đảng bộ Khối
  • Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh góp phần xây dựng tỉnh Lai Châu bền vững và phát triển
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ
  • Học tập và làm theo Bác trong Đảng ủy Cục Quản lý thị trường
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập