Xây dựng văn hóa, con người Lai Châu vừa đậm đà bản sắc, vừa hiện đại
Xác định văn hóa, con người là
nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh một cách bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã
đề ra, 10 năm qua, các cấp ủy, chính quyền luôn bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh nhằm “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lai Châu đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững”; “Bảo tồn, phát huy bản sắc tốt đẹp của các dân tộc để
xây dựng con người phát triển toàn diện”.
Để thực hiện các mục tiêu đó,
cũng như tạo nên nền văn hóa vừa bản sắc, vừa hiện đại, vừa giữ gìn những thứ
riêng có, “hòa nhập” mà không “hòa tan”, tỉnh Lai Châu đã triển khai trên tất
cả các nội dung bao gồm: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng con
người, xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh
tế... tạo nên một cộng đồng dân tộc đầy bản sắc nhưng cũng phù hợp với xu thế
phát triển văn hóa chung của nhân loại.
Bài
1: Giữ gìn bản sắc văn hóa, con người Lai Châu
Nhiều nét văn hóa đặc sắc
được tỉnh Lai Châu bảo tồn và phát huy.
|
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên
giới phía Tây Bắc của Tổ quốc với 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng
bào dân tộc thiểu số chiếm 84,6%; 956 thôn, bản, tổ dân phố có đồng bào dân tộc
thiểu số; nhiều thôn, bản chỉ có một dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời, tạo
nên những nét văn hóa riêng rất đặc sắc. 10 năm qua, tỉnh đã triển khai thực
hiện nhiều giải pháp để vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, xóa bỏ các hủ tục, phong
tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, để văn hóa và con người trở
thành sức mạnh nội sinh quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh
Lai Châu.
Giữ
gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo
“Văn hóa còn thì dân tộc còn” –
xác định quan điểm đó, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu luôn tìm cách giữ
gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân gian. Ở huyện Than Uyên, việc xây
dựng hệ thống các thiết chế văn hóa được thực hiện đa dạng và rộng khắp, đồng
thời chú trọng công tác bảo tồn, phục dựng các hoạt động văn hóa đặc sắc, riêng
có.
Lễ hội
Xòe Chiêng (Tam Đường - Lai Châu) với Lễ rửa chiêng độc đáo, cầu
mong một năm mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, người người mạnh khỏe
|
Huyện đã tổ chức, duy trì và
phục dựng 4 lễ hội mang bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc như: Lễ hội Hạn
Khuống dân tộc Thái đen xã Mường Mít, Kin Pang của dân tộc Thái đen xã Tà Hừa,
Lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Khơ Mú, Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông; thành lập
10 câu lạc bộ đàn tính hát then, dân ca Khơ Mú và Câu lạc bộ Văn hóa nghệ
thuật, phục dựng và duy trì 04 không gian văn hóa dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ
Mú. Là địa phương có nhiều dân tộc anh em sinh sống, nên việc phục dựng, bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa đa dạng và khó khăn hơn, đòi hỏi sự nỗ lực
nhiều hơn từ chính những người làm công tác văn hóa và mỗi người dân. Để việc
giữ gìn, bảo tồn đi vào thực chất, huyện đã đưa các nội dung bảo tồn, phát huy
bản sắc văn hóa vào trường học với 27/27 trường Tiểu học, THCS, THPT thành lập
câu lạc bộ “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân
tộc”; 25/40 trường đã xây dựng riêng “Không gian bảo tồn văn hóa các dân tộc”.
Các trường còn lại lồng ghép trong “Góc cộng đồng” của thư viện và lớp học, các
chương trình ngoại khóa, lịch sử...; nhiều trường tiến hành số hóa, video hóa
các tài liệu học tập, qua đó giúp học sinh hiểu biết và nuôi dưỡng lòng tự hào
về các di sản truyền thống và tình yêu quê hương đất nước, đặt nền móng cho sự
bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiệu quả và bền vững.
Các câu
lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp trong trường
học hoạt động hiệu quả, vừa mang lại không khí vui tươi trong học tập, vừa
trao truyền bản sắc văn hóa đến các chủ nhân tương lai.
|
“Sáng tạo trong công tác bảo tồn
văn hóa dân gian và hoạt động của câu lạc bộ văn hóa trong nhà trường”, huyện
Mường Tè đã giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa, phát huy giá trị văn hóa, con
người bằng cách biên dịch từ tiếng phổ thông sang tiếng dân tộc thiểu số và từ
tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng phổ thông một số loại hình văn hóa dân gian
để làm tài liệu tuyên truyền trong các trường học; đồng thời sáng tạo trong
hoạt động của câu lạc bộ như: lập sổ tay tiếng Si La ở trường PTDTBT
TH&THCS Can Hồ, sổ tay từ điển Anh - Việt - Hà Nhì ở trường THCS Thị trấn;
kịch hóa các tác phẩm văn học dân gian dân tộc thông qua các buổi sinh hoạt
chuyên môn cụm trường PTDTBT TH&THCS Tá Bạ; sưu tầm, dịch, biểu diễn các
bài dân ca Hà Nhì sang tiếng phổ thông ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả; chuyển thể
truyện dân gian dân tộc Hà Nhì sang video, truyện tranh ở trường PTDTBT
TH&THCS Can Hồ... khiến văn hóa dân tộc dễ dàng thấm sâu vào mỗi thế hệ học
sinh nơi đây.
Giáo viên trường Mầm non xã
Mường Khoa (huyện Tân Uyên) giáo dục cho học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc thông qua trang phục của dân tộc Lào
|
Có thể thấy rõ những văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tỉnh Lai Châu được bảo tồn và phát huy,
đồng thời được quảng bá qua các hoạt động du lịch như: Văn hóa truyền thống dân
tộc Mông ở bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ
gắn với du lịch sinh thái, nông nghiệp; văn hóa truyền thống dân tộc Dao tại
bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường gắn với du lịch
mạo hiểm (dù lượn, chinh phục đỉnh Pu Ta Leng); văn hóa truyền thống dân tộc
Giáy bản San Thàng, xã San Thàng, TP Lai Châu theo hướng du lịch cộng đồng gắn
với chợ phiên và chợ đêm San Thàng; văn hóa truyền thống dân tộc Thái bản du
lịch cộng đồng Vàng Pheo xã Mường So, huyện Phong Thổ gắn với trải nghiệm bản
sắc văn hóa; văn hóa truyền thống dân tộc Lự bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam
Đường gắn với bản sắc văn hóa độc đáo…
10 năm qua, tỉnh đã khôi phục 17
lễ hội, hỗ trợ duy trì sau khôi phục 65 lễ hội, hỗ trợ quy trình sản xuất 1
nghề thủ công, hỗ trợ bảo tồn 1 chợ phiên truyền thống, bảo tồn 1 bản văn hoá
truyền thống gắn với phát triển du lịch, sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian 2
dân tộc (Hà Nhì, Dao), 5 làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc. Đây thực sự là
những con số biết nói, thể hiện sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền cùng người
dân để các giá trị văn hóa, con người Lai Châu đặc sắc được định hình, giữ gìn
và phát huy, người dân vừa là chủ thể sáng tạo và là đối tượng thụ hưởng các
giá trị văn hóa.
Xây
dựng con người Lai Châu nghĩa tình, văn minh, văn hóa
Trong xây dựng con người, thực
hiện mục tiêu "xây dựng và phát triển con người Lai Châu đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững, có trí lực, có thể lực, có nhân cách, lối sống đẹp, lịch
sự, văn minh", các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính quyền luôn chủ
động xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, người lao động đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội. Các phong trào như “Cán bộ, công chức, viên chức
thực hiện văn hóa công sở”, phát huy tinh thần phục vụ Nhân dân… ; việc thực
hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh được các cơ quan, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng.
Đặc biệt, các cơ quan, công sở, các doanh nghiệp tích cực đầu tư hệ thống công
nghệ thông tin, đổi mới công nghệ, cải cách hành chính để phục vụ nhân dân chu
đáo, nhanh chóng, văn minh.
Đồng chí Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm triển lãm ảnh tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I
Tỉnh đã rà soát, sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, văn hóa công
sở, làm cơ sở để thực hiện thống nhất. Toàn tỉnh có 100% tổ chức đảng, cơ quan,
đơn vị xây dựng chuẩn mực đạo đức, trong đó có 588 đơn vị khái quát thành khẩu
hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và công khai tại trụ sở để theo dõi, giám
sát. Hằng năm tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp. 98%
cán bộ, công chức, đảng viên đăng ký, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh...
Kết quả điều tra xã hội học kết
quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hoá,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trên địa bàn
tỉnh Lai Châu cho thấy, mức độ hài lòng của người dân đối với văn hóa ứng xử
của đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt, từ hài
lòng đến rất hài lòng lên đến 80%. Đội ngũ cán bộ, công chức cơ bản đáp ứng yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa
phương.
Nhân dân Lai Châu tích cực hưởng ứng Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Để yếu tố văn hóa thấm sâu vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Lai Châu, xây
dựng con người Lai Châu có kiến thức khoa học, có nhân cách, lối sống đẹp, phát
huy hệ giá trị văn hóa con người Lai Châu, chính quyền địa phương từ tỉnh đến
cơ sở luôn quan tâm tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, đời sống
văn hoá, phong trào thể thao, văn hóa văn nghệ, nâng cao chất lượng đời sống
văn hoá, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho Nhân dân, xóa bỏ hủ tục, phong
tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Các địa phương đã tích cực
thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa gắn với việc xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu; thúc đẩy thực hiện Cuộc
vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh. Việc phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì
mỗi người”, phát huy các giá trị đạo đức được đề cao. Các hoạt động lan tỏa
“gương người tốt việc tốt”, “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” tạo môi trường văn hóa
ứng xử thân thiện, nhân văn và việc nâng cao thể lực, tầm vóc con người Lai
Châu gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú
trọng.
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu
động viên người dân phát huy tinh thần sáng tạo, xây dựng mảnh đất, con người
Lai Châu ngày càng giàu đẹp, văn minh.
|
Những con số tổng kết sau 10 năm
thực hiện Nghị quyết 33 của tỉnh Lai Châu đã thể hiện rõ: Đến cuối năm 2023, 3
loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh của Lai Châu được thực hiện gồm Trung tâm
văn hóa - nghệ thuật tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, tất cả các huyện đều
có trung tâm văn hóa - thể thao - truyền thông, 99/106 xã, 945/957 thôn, bản,
tổ dân phố có nhà văn hóa. Tỉnh có 1 bảo vật Quốc gia đặc biệt, 2 di sản văn
hóa được UNESCO ghi danh là Nghệ thuật Múa xòe và Then dân tộc Thái. 86% gia
đình văn hóa, 94,1% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. 100% hộ dân được nghe
Đài Tiếng nói Việt Nam và xem Truyền hình Việt Nam. Nhờ đó, đã đóng góp tích
cực cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá giá trị di sản văn
hóa của Lai Châu với khách tham quan du lịch trong và ngoài nước; từng bước
thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, là “Con người Lai Châu nhân ái, nghĩa
tình, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khát vọng vươn lên xây dựng Lai
Châu phồn vinh, hạnh phúc. Đời sống văn hóa, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần
của Nhân dân trong tỉnh được nâng lên rõ rệt”.
Qua đó, góp phần phát triển tầm
vóc, trí lực, thể lực; củng cố niềm tin, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc;
năng lực hiểu biết, sáng tạo của mỗi con người, cộng đồng; tâm hồn, tình cảm,
đạo lý, thẩm mỹ, lối sống của con người Lai Châu, tạo được chuyến biến mạnh mẽ
về nhận thức, trách nhiệm, ý thức tôn trọng pháp luật, ngăn chặn sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và
nhân dân; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân
tộc; giáo dục, xây dựng đạo đức nhân văn trong cộng đồng; định hướng sự phát
triển con người toàn diện phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.