Lai Châu chú trọng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Sau
2,5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 20/5/2021về đẩy mạnh cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự vào cuộc đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ
thống chính trị đã đạt nhiều kết quả tích cực, đã có 5/9 mục tiêu của Nghị quyết
đạt và vượt mục tiêu đề ra đến năm 2025.
Trung tâm hành chính công tỉnh đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính
“Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút doanh nghiệp...” là một trong 04 nhiệm vụ đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Để cụ thể hóa, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 08-NQ/TU ngày 20/5/2021 để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, ban hành các văn bản triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính; tổ chức đối thoại; tập huấn nghiệp vụ; hội nghị phân tích các chỉ số cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... Các huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố đã ban hành chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết được chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, thực hiện. Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh thường xuyên đăng tải tin, bài, phóng sự, duy trì chuyên mục về cải cách hành chính, đăng tải hàng trăm tin, bài phản ánh. Phát huy vai trò của internet, mạng xã hội, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp trong tuyên truyền, thu hút các dự án đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công tác cải cách thể chế được chú trọng. Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đúng trình tự, thẩm quyền. Chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Từ năm 2021 đến nay, tổng số văn bản quy phạm pháp luật HĐND, UBND tỉnh ban hành 148 văn bản; HĐND, UBND cấp huyện ban hành 46 văn bản.
Việc cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là đơn giản thủ tục, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Tỷ lệ thời gian cắt giảm trung bình đạt 37,36%, chi phí tiết kiệm chi phí trên 10 tỷ đồng; 100% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính đã được tích hợp, triển khai thanh toán trên cổng dịch vụ công quốc gia; 100% thủ tục hành chính đáp ứng đủ yêu cầu, điều kiện được triến khai cung cấp dịch vụ công mức độ 3,4; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị đến nay đạt trên 76%; ty lệ trả trước và đúng hạn thủ tục hành chính 03 cấp đạt trên 98%...
Công tác cải cách tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị được sắp xếp theo hướng tinh gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Toàn tỉnh đã sắp xếp giảm 265 tổ chức, đơn vị so với năm 2017; sắp xếp giảm đơn vị sự nghiệp công lập đạt 26,92% so với năm 2015 vượt 6,92% so với mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW cuả Ban Chấp hành Trung ương đến năm 2025.
Việc cải cách tài chính công được chú trọng thực hiện hiệu quả. UBND tỉnh đã đổi mới phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vê tài chính cho các cơ quan, đơn vị. Toàn tỉnh có 434 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó số đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm và đảm bảo từ 10% chi thường xuyên trở lên là 49 đơn vị, đạt 11,29%.
Công tác xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành. Phương thức chỉ đạo, trao đổi công việc giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương được đổi mới toàn diện trên môi trường mạng. Đã thiết lập 8.200 tài khoản, 3.000 hòm thư công vụ; 4.282 chữ ký số của cá nhân, tổ chức góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi giao dịch với các cơ quan hành chính Nhà nước.
Việc thực hiện Đề án 06 gắn với cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực. Nâng cấp Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và kết nối thành công với 09 cơ sở dữ liệu quốc gia; hoàn thành cung cấp 53 dịch vụ công thiết yếu. Đến ngày 20/6/2023, hoàn thành về đích cấp 100% căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện; thu nhận 172.048 tài khoản định danh điện tử; tý lệ đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử đạt 79,4%.
Việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được chú trọng. UBND tỉnh tích cực triển khai các hoạt động nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thành lập Tổ công tác của UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm; tăng cường tham gia các hội nghị, hội chợ về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch,... Đến nay, toàn tỉnh có 1.921 doanh nghiệp, HTX; lũy kế đến hết tháng 6/2023 có 289 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 141.000 tỷ đồng, trong đó có 170 dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh tăng liên tục trong 03 năm gần đây, năm 2022 xếp hạng 24/63 tỉnh, thành phố (tăng 14 bậc so với năm 2020). Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAP1) cua tỉnh năm 2022 xếp hạng 27/63 tỉnh, thành phố góp phần tạo niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thu hút doanh nghiệp tích cực đầu tư vào tỉnh.
Tuy nhiên, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh câp tỉnh chưa được cải thiện nhiều, chỉ số PCI của tỉnh thuộc nhóm thấp của cả nước.
Thời gian tới, để phấn đấu phấn đấu Chỉ số PAR INDEX nằm trong nhóm 45-50, Chỉ số PCI nằm trong nhóm 50-55 của cả nước, cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung cải cách thể chế, tạo môi trường thuận lợi, công bằng, thân thiện, thông thoáng; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông - lâm nghiệp và thương mại và dịch vụ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp; đổi mới cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử, từng bước hình thành công dân số, xã hội số; sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả... góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh./.