Bức thư gồm 14
dòng, 11 câu và 233 chữ, tuy ngắn gọn, giản dị nhưng thể hiện tư tưởng nhân văn
sâu sắc của Người, đó là sự tôn trọng, thân mật, ấm áp, chứa chan tình cảm, ân
tình, không có sự xa cách mà nối liền trái tim của Lãnh tụ với đồng bào Lai
Châu. Bức thư còn thể hiện tấm lòng vị tha, khoan dung, nhân ái của Người với
người lầm đường. Trong thư, Bác dặn 4 nhiệm vụ cách mạng vừa có tính cấp bách,
vừa lâu dài mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lai Châu phải tập trung thực hiện:
“1-
Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau.
2-
Giúp đỡ bộ đội diệt phỉ, trừ gian, giữ gìn trật tự.
3-
Ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no.
4-
Hết sức trung thành với Tổ quốc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Còn đối
với những người trước đây đã lầm đường theo giặc nếu trở về với Tổ quốc thì
Chính phủ sẽ khoan hồng.
Cán
bộ thì phải thật sự gần gũi giúp đỡ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên
hết”.
Theo Hồ Chí Minh,
đại đoàn kết là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Quán triệt lời
dặn của Bác, Nhân dân các dân tộc Lai Châu đoàn kết bảo vệ, phát huy thắng lợi
vừa giành được và tinh thần đoàn kết ấy ngày càng mạnh mẽ trong sự nghiệp bảo vệ
đất nước, góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu; chi viện cho miền Nam, cùng với quân và dân cả nước giành thắng
lợi lịch sử mùa xuân năm 1975 và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào; bảo
vệ vững chắc biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời kỳ thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, Nhân dân đoàn kết trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết
của Đảng, nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đồng thời, tích cực đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Trong những năm
qua, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đẩy mạnh tăng gia sản xuất, góp phần giảm
nghèo bền vững
Những năm 1950, thực
dân Pháp xây dựng lực lượng phỉ chống phá từ biên giới phía Bắc vào sâu hậu
phương của ta. Lai Châu phải tập trung tiêu diệt phỉ, giữ gìn an ninh. Quán triệt
lời dặn của Bác, Ban Chỉ huy tiễu phỉ quyết liệt triển khai nhiều hoạt động,
nhân dân các dân tộc cùng với lực lượng vũ trang đã đánh tan các cụm phỉ, tạo
điều kiện thuận lợi để bộ đội chủ lực giải phóng Điện Biên Phủ. Tiếp tục thực
hiện lời dặn của Bác, Lai Châu xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân vững chắc; đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch.
Trước ngày giải
phóng, dưới sự bóc lột của thực dân Pháp, nhân dân Lai Châu rất nghèo khó. Dưới
sự vận động tăng gia sản xuất của chính quyền, phong trào tăng gia sản xuất
phát triển ở hầu khắp các thôn bản, đạt được kết quả gấp đôi, có nơi gấp ba các
năm trước. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Lai Châu đã góp 2.666 tấn gạo,
226 tấn thịt, 210 tấn rau xanh… Trải qua các giai đoạn lịch sử, Lai Châu vận dụng
sáng tạo lời dặn của Bác để triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng phù
hợp với điều kiện thực tiễn; thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Thực hiện lời Bác
dặn về lòng trung thành, phát huy truyền thống yêu nước, các cấp ủy, chính quyền
và cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Lai Châu luôn kiên định vào sự lãnh
đạo của Đảng, ra sức bảo vệ và xây dựng quê hương.
Với sự quan tâm,
đào tạo, bồi dưỡng của các cấp ủy, tổ chức, đội ngũ cán bộ của tỉnh được tăng
cường về số lượng, nâng cao về chất lượng. Năm 1954, tỉnh có 85 cán bộ, đến
ngày 30/11/2023, số cán bộ, công chức, viên chức là 18.831 người, tăng 51,6% so
với năm 2004, chuyên môn đại học trở lên đạt 72,5%, lý luận chính trị trung cấp
trở lên đạt 32%. Cơ bản đội ngũ cán bộ đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, quản
lý; chủ động khắc phục khó khăn, tận tụy, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân;
phát huy tinh thần gương mẫu, có nhiều đổi mới, sáng tạo. Cấp ủy, chính quyền
các cấp qua các thời kỳ đã xác định nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển
nông nghiệp, định canh, định cư, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, văn
hóa, y tế, giáo dục… nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Một góc thành phố
Lai Châu hôm nay
70 năm thực hiện
thư Bác, gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và sau 20 năm chia
tách, thành lập tỉnh, với sự nỗ lực phấn đấu, tỉnh ta đạt được những thành tựu
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2022, tổng sản lượng lương thực có hạt
đạt 225,1 nghìn tấn, tăng 152.860 tấn so với năm 1963. Giai đoạn 2004-2023,
kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh. Thu ngân sách
năm 2020 đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng hơn 62 lần so với năm 2003. Đến năm 2023,
thu nhập bình quân đầu người ước đạt 47,45 triệu đồng, gấp 18,25 lần so với năm
2004. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ năm 2005 đến năm 2023, giảm bình quân
5,73%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ và đạt kết
quả quan trọng. Các ngành công nghiệp lợi thế được quan tâm phát triển, nhất là
lĩnh vực thủy điện. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu
tư, nhất là hạ tầng giao thông. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển;
chất lượng giáo dục, khám, chữa bệnh cho nhân dân từng bước được nâng lên; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân có chuyển biến tích cực. Xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị được củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường, bảo vệ vững chắc chủ quyền
biên giới của Tổ quốc. Đưa Lai Châu ra khỏi tình trạng kém phát triển, rút ngắn
khoảng cách chênh lệch với các địa phương trong cả nước.
Thư Bác có giá trị
và ý nghĩa vượt thời gian, trong thời kỳ cách mạng mới, Đảng bộ, chính quyền,
nhân dân các dân tộc Lai Châu tiếp tục thực hiện lời dặn của Bác, tập trung vào
các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục
quán triệt, tuyên truyền về ý nghĩa, lời dặn của Bác trong thư gửi đồng bào và
cán bộ Lai Châu gắn với chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng,
chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng
năm của tỉnh đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, từ đó luôn
tin tưởng và thực hiện theo lời dặn của Người. Nâng cao chất lượng giảng dạy
chuyên đề “Làm theo lời Bác dạy trong thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu”.
Hai là, tiếp tục
nghiên cứu để hiểu sâu sắc hơn về thư Bác; các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lời dặn của Bác
vào điều kiện thực tiễn; cán bộ, đảng viên làm tốt 3 khâu: học tập, làm theo và
nêu gương Bác; đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi
ích chung. Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị
quyết Đại hội các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, gắn với nhiệm vụ đột phá trong giai
đoạn 2021-2025: “Thực hiện nghiêm trách nhiệm nêu gương, đẩy mạnh đổi mới sáng
tạo, nâng cao ý chí tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, đưa Lai Châu phát triển nhanh và bền vững”.
Ba là, phát huy tối
đa nguồn lực, sức mạnh, ý chí của mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân và cả hệ thống
chính trị. Kịp thời phát hiện, nuôi dưỡng, nhân rộng, lan tỏa những gương điển
hình tiêu biểu trong học và làm theo Bác, tạo thành phong trào rộng khắp trong
xã hội.
70 năm qua, bức
thư mãi là tài sản tinh thần vô giá, là kim chỉ nam chỉ đường cho Đảng bộ,
chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu tự tin, hội nhập và phát triển,
quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh
và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực
các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức
trung bình của cả nước” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh.