ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
Kết quả 10 năm thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW
Lượt xem: 23
Năm 2024 là dấu mốc quan trọng sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Lĩnh vực xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói riêng tiếp tục được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đó là cơ sở hết sức quan trọng của những thành tựu, kết quả nổi bật của lĩnh vực này.

Trong 06 nhiệm vụ cơ bản của Nghị quyết số 33-NQ/TW đề ra, các nội dung về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đặc biệt được chú trọng. Cụ thể, Nghị quyết khẳng định: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, (…). Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một…”.

anh tin bai

nh minh họa hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng các sự kiện lớn. Nguồn: caobang.gov.vn

 

Trên cơ sở những quan điểm đúng đắn, phù hợp và tiến bộ của Đảng, các cơ quan Nhà nước đã không ngừng, nâng cao năng lực quản lý để xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cụ thể, về lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, ngoài Luật Di sản văn hóa (năm 2001; sửa đổi, bổ sung năm 2009), còn có “8 Nghị định của Chính phủ, 3 Quyết định và 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 17 Thông tư, 8 Quyết định, 3 Chỉ thị theo thẩm quyền”[1]. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay hệ thống thể chế về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc đã cơ bản đầy đủ và khả thi.

Những kết quả quan trọng về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định trong Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước như sau:

Về các di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, trong thời gian qua, Việt Nam là thành thành viên có trách nhiệm, uy tín, luôn thực hiện tốt các quy định của các Công ước, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Với nguồn tài nguyên di sản văn hóa phong phú và đa dạng, đến nay nước ta có 33 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh. Cụ thể bao gồm: 08 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 13 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 02 di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và 10 di sản tư liệu. Sau khi ghi danh, UNESCO vẫn tiếp tục theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực thi những cam kết theo các điều khoản của các Công ước. Trên cơ sở đó, UNESCO đưa ra những khuyến nghị của các chuyên gia, các cơ quan cố vấn chuyên môn. Đó là cơ sở để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nước ta thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.

Về di sản văn hóa vật thể, cả nước hiện có trên 4 vạn di tích đã được kiểm kê, trong đó có: 130 di tích quốc gia đặc biệt; 294 bảo vật quốc gia; 3.628 di tích cấp quốc gia; gần 10.000 di tích xếp hạng cấp tỉnh/thành. Trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhiều di tích sau khi được chống xuống cấp và tu bổ, tôn tạo đã được quản lý và phát huy có hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách nhà nước hàng năm đều cấp cho mục tiêu bảo tồn chống xuống cấp di tích, kết quả như sau: giai đoạn 2011-2015 đầu tư cho 1.302 di tích với kinh phí 1.436,844 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 đầu tư cho 471 di tích với kinh phí 245 tỷ đồng (chưa bao gồm các di tích quốc gia đặc biệt, Di sản thế giới được hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công)… Hệ thống bảo tàng tiếp tục được mở rộng với 200 bảo tàng (127 bảo tàng công lập, 73 bảo tàng ngoài công lập) lưu giữ trên 4 triệu tài liệu, hiện vật.

Về di sản văn hóa phi vật thể, cả nước có 62.283 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, trong đó có 571 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với công tác kiểm kê, lập hồ sơ di sản, công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể đã được chú trọng thực hiện. Qua 03 lần xét tặng (các năm 2015, 2019, 2022), Chủ tịch nước đã phong tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 1.741 nghệ nhân; “Nghệ nhân nhân dân” cho 127 nghệ nhân. Trên cơ sở đó, đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng định kỳ tổ chức gặp mặt các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người. Tổ chức hàng chục lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho đồng bào các dân tộc thiểu số và các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi cả nước, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết đề ra.

Nói chung, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở đó, các di sản văn hóa dân tộc đã góp phần gìn giữ hồn cốt của dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều di sản văn hóa đã trở thành các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, đặc sắc, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhờ đó, di sản văn hóa dân tộc có đóng góp ngày càng tích cực, to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.

 
 

[1] Hồng Hà (2023), Thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóahttps://toquoc.vn/thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-trong-linh-vuc-di-san-van-hoa-20230809085052182.htm, ngày 09/08/2023.

 

Nguồn bài viết: thinhvuongvietnam.com
Anh Vũ
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Phim tư liệu
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Đổi mới công tác tuyên truyền thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị ở Đảng bộ Khối
  • Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh góp phần xây dựng tỉnh Lai Châu bền vững và phát triển
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ
  • Học tập và làm theo Bác trong Đảng ủy Cục Quản lý thị trường
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập