ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
Bước tiến trong 20 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở Lai Châu
Lượt xem: 32
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa của đất nước. Cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai tích cực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Nhờ đó, đến nay, chất lượng tổ chức các hoạt động văn hoá ngày càng được nâng cao, nội dung thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương và đáp ứng nhu cầu của đông đảo tầng lớp Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.  
anh tin bai

Bảo tồn văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu là một trong những chủ trương lớn trong nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh Lai Châu (Ảnh: Đào Tiến Dũng)

* Từ sự phát triển trong nhận thức của Đảng bộ tỉnh

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, theo đó, tỉnh Lai Châu được chia tách thành hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Những ngày đầu mới chia tách, thành lập, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất cả nước, song được sự quan tâm của Trung ương cùng những chủ trương, quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ tỉnh và ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lai Châu đã tận dụng thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa.

Ngày 05/4/2004, sau 4 tháng đi vào hoạt động, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín, BCHTW Đảng khoá IX về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trong đó xác định “Duy trì sự nghiệp phát triển văn hoá - y tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”. Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015, xác định “Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Phát triển văn hoá đi đôi với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc. Tiếp tục đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Huy động các nguồn lực xây dựng thiết chế văn hoá. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục - thể thao, chú trọng thể thao thành tích cao, các môn thể thao truyền thống các dân tộc…”. Qua đó cho thấy tính định hướng ngày càng có chiều sâu về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng, phát triển văn hóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Tại Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định nhiệm vụ: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lai Châu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” và nhiệm vụ văn hóa đến năm 2020 “…chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng văn hóa Lai Châu tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc. Xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là các thiết chế văn hóa tại thôn, bản phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa trong Nhân dân...”.  Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ “Bảo tồn, phát huy bản sắc tốt đẹp của các dân tộc để xây dựng con người phát triển toàn diện” và xác định “Chương trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch” là một trong 4 chương trình trọng điểm trong nhiệm kỳ. Những chủ trương này đã một lần nữa khẳng định tầm nhìn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc xây dựng hướng đi bền vững để phát triển văn hóa trong xu thế toàn cầu hoá.

Trong các kỳ đại hội, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận, chương trình hành động chuyên đề về xây dựng và phát triển văn hóa, đưa ra những nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tiễn của tỉnh. Điều đó càng khẳng định sâu sắc sự chuyển biến về nhận thức của Đảng bộ trong việc xác định hành trình xây dựng và phát triển văn hóa Lai Châu trong giai đoạn mới.

* Đến những kết quả trong thực tiễn hoạt động

Lấy nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là nền tảng, gắn với định hướng phát triển du lịch, Lai Châu đã có những bước đi phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Tỉnh uỷ, cấp uỷ các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác bảo tồn phát huy các di sản văn hoá. Khi mới chia tách, thành lập, Lai Châu có 2 di tích đến nay toàn tỉnh có 32 di tích; Bảo tàng tỉnh lưu giữ 34.909 hiện vật; 2 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Thực hành Then Tày, Nùng, Thái và Nghệ thuật Xòe Thái), 10 di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; duy trì tổ chức 65 lễ hội,… Cùng với đó, tỉnh xây dựng và hình thành một số bản nông thôn mới kiểu mẫu gắn với du lịch như: bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường; bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ; bản San Thàng, xã San Thàng, thành phố Lai Châu … Với nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi, hấp dẫn được tổ chức thường xuyên tại các điểm du lịch đã góp phần thu hút đông đảo du khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu.

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ của giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế - văn hóa” và quan điểm “Văn hoá còn thì dân tộc còn” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tỉnh uỷ đặc biệt quan tâm nhiệm vụ gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngay từ trong nhà trường. Với 100% trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng không gian văn hoá các dân tộc tiêu biểu, duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; hỗ trợ kinh phí thành lập câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc hoạt động tại 45 trường phổ thông. Việc lồng ghép, khuyến khích học sinh thêm hiểu, thêm yêu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc mình không chỉ góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hình thành sự tự tôn, tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc mình mà còn tạo môi trường học đường lành mạnh, thân thiện, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Việc triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với những tiêu chí, nội dung thiết thực, phù hợp ngày càng lan tỏa và thu hút toàn xã hội tích cực tham gia; toàn tỉnh có 39/94 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% khu dân cư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt quy ước, hương ước (năm 2004, toàn tỉnh chỉ có 33,4% bản, khu phố có hương ước, quy ước). Hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 1.049 thiết chế; 80% nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố; 100% nhà văn hóa cấp xã được trang cấp thiết bị; 29,8% dân số luyện tập thể thao thường xuyên (tăng 16,6% so với năm 2004)...

Phong trào văn hóa văn nghệ trong quần chúng nhân dân không ngừng phát triển, người dân chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Toàn tỉnh có 975 đội văn nghệ thôn, bản (tăng 812 đội so với năm 2004), 24 đội văn nghệ cấp xã hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa với hàng nghìn buổi chiếu phim, biểu diễn văn nghệ … hướng mạnh về cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần trong nhân dân; đẩy mạnh việc đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hoá, thể thao khu vực và toàn quốc như: Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc (2009), Ngày hội Văn hoá dân tộc Thái toàn quốc (2014) ; Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc (2021); Giải vô địch quốc gia Marathon cự ly dài Báo Tiền phong (2023); Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người (2023),… để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, góp phần quảng bá hình ảnh miền đất, văn hoá, con người Lai Châu với bạn bè bốn phương.

Trải qua 20 năm, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi, phát huy sức mạnh mềm, khẳng định nguồn sức mạnh nội sinh góp phần tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu thực hiện thắng lợi mục tiêu “Xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước”./.

 

Nguồn bài viết: laichau.dcs.vn
Tác giả: Hải Hà
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Phim tư liệu
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Đổi mới công tác tuyên truyền thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị ở Đảng bộ Khối
  • Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh góp phần xây dựng tỉnh Lai Châu bền vững và phát triển
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ
  • Học tập và làm theo Bác trong Đảng ủy Cục Quản lý thị trường
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập