ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH; NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động
Lượt xem: 61
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lai Châu trực tiếp chỉ đạo, quản lý 8 LĐLĐ huyện, thành phố, 3 công đoàn ngành với 777 công đoàn cơ sở và gần 23.000 đoàn viên, công nhân viên chức lao động

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, LĐLĐ tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp công đoàn tuyên truyền, triển khai thực hiện đến đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn tỉnh, nhất là đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/ĐĐ, ngày 18/8/2014 của Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh về “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, viên chức, lao động tỉnh Lai Châu (giai đoạn 2014-2020)”; Kế hoạch số 199/KH- LĐLĐ, ngày 19/9/2014 của BTV LĐLĐ tỉnh “Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao CNVCLĐ giai đoạn 2014-2020”; Chương trình số 05/CTr-LĐLĐ, ngày 31/01/2024 của LĐLĐ tỉnh về “Đẩy mạnh xây dựng văn hoá công sở trong CNVCLĐ; chung tay xóa bỏ các hủ tục và phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện tốt nếp sống văn minh”…

Trong bối cảnh hiện nay, đoàn viên, người lao động chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh cao của nền kinh tế, tác động tích cực và tiêu cực của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước. Vì thế, xây dựng môi trường đời sống văn hóa, tinh thần trong từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nói chung và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động nói riêng càng trở nên cấp thiết. Với vai trò hết sức quan trọng của Công đoàn Việt Nam nói chung, Công đoàn tỉnh Lai Châu nói riêng là tổ chức đại diện và chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động. Làm tốt nhiệm vụ này cùng với việc phát động các phong trào thi đua sẽ tạo nên khí thế hăng say trong công việc, làm cho cuộc sống của đoàn viên, người lao động ngày càng tốt đẹp hơn. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi quan điểm của Đảng trong Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII "…khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân, viên chức, lao động tỉnh Lai Châu, trong 10 năm qua, LĐLĐ tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, chủ sử dụng lao động thường xuyên quan tâm, chú trọng đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa; xây dựng, ban hành các quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị về văn hóa công sở; thực hiện và chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử; tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên, người lao động như: Tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông CNVCLĐ, liên hoan tiếng hát CNVCLĐ, các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng... Đồng thời, LĐLĐ tỉnh tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động trọng tâm trong CNVCLĐ về văn hóa, thể thao nhân các Chương trình “Tháng Công nhân”, “Tết Sum vầy”, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh hằng năm. Đến nay, đã thành lập được trên 300 câu lạc bộ TDTT, 420 đội văn nghệ cơ sở, tổ chức hàng nghìn cuộc giao lưu, thi đấu thể thao, hội thi, hội diễn văn nghệ, tạo không khí phấn khởi, sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với Tỉnh, Tổng Liên đoàn quan tâm đầu tư, xây dựng 03 thiết chế văn hoá cho đoàn viên, người lao động tại huyện Tân Uyên, Nậm Nhùn và Nhà thi đấu thể dục thể thao LĐLĐ tỉnh với các hạng mục sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông ...., khuôn viên đồng bộ, phù hợp đã tạo điều kiện cho phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia.

anh tin bai

Hội thi Tiếng hát trong công nhân, viên chức, người lao động tỉnh Lai Châu năm 2024.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhất là phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa được các cấp công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực hưởng ứng, hằng năm có trên 94% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận và công nhận lại đạt chuẩn văn hóa; trên 90% gia đình CNVCLĐ đạt gia đình văn hóa.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao do Công đoàn phát động và phối hợp tổ chức đã trở thành phong trào sâu rộng, thực sự đi vào cuộc sống của của đoàn viên, người lao động, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và thể lực cho đoàn viên, người lao động tạo khí thế phấn khởi thi đua lao động, sản xuất, công tác, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho đoàn viên, người lao động vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Đời sống văn hóa tinh thần của đoàn viên, CNLĐ ở vùng sâu, vùng xa, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước vẫn còn nghèo nàn, mức hưởng thụ văn hóa còn ở mức thấp; người lao động tại các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa được tiếp nhận thường xuyên và đầy đủ về thông tin chính trị - xã hội và chính sách, pháp luật; một bộ phận người lao động chưa thật sự quan tâm đến việc nghiên cứu, nhận thức chính trị, học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động văn hóa, mà chủ yếu chỉ nghĩ đến việc làm và thu nhập; một số người lao động dễ bị lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội. Nguồn kinh phí chi cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ còn hạn hẹp.

Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Để làm tốt hơn nữa việc nâng cao xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong CNVCLĐ theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, Liên đoàn Lao động tỉnh đề xuất một số giải pháp cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện như sau:

 Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động về chính sách, pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của cơ sở, điều kiện sống và làm việc của đoàn viên, người lao động. Chú trọng phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet...

Hai là, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân; tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn và đoàn viên, công nhân nòng cốt về nội dung, kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở; tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp trong đoàn viên, người lao động.

Ba là, phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa, tác phong lao động công nghiệp, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xây dựng công nhân có lập trường, tư tưởng vững vàng; có ý chí vượt khó, vươn lên, lập thân, lập nghiệp; tích cực tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, không mắc các tệ nạn xã hội; chấp hành nghiêm pháp luật, nội quy, quy định của doanh nghiệp và địa phương nơi cư trú;

Bốn là, tổ chức tốt các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các câu lạc bộ như: Hội thi, Hội diễn; trao đổi kinh nghiệm; hoạt động “Đội văn nghệ công nhân”, phong trào “CNVCLĐ rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”,, phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Kịp thời biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa.

Năm là, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, nhất là ngành văn hóa thể thao trong công tác tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hóa trong đoàn viên, người lao động; quan tâm đầu tư, xây dựng, sửa chữa các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở có đủ điều kiện, tạo tiền đề cho việc tổ chức tốt các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.

Nâng cao đời sống văn hóa cho đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ quan trọng nhằm chăm lo tốt hơn cho lực lượng sản xuất tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, các sở, ban ngành, các doanh nghiệp, trong đó, tổ chức công đoàn luôn phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sát cơ sở, nắm chắc tình hình, đề ra biện pháp tốt nhất trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

Nguồn bài viết: https://baolaichau.vn/
L.Đ
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Phim tư liệu
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Khối thời gian qua
  • Đổi mới công tác tuyên truyền thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị ở Đảng bộ Khối
  • Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh góp phần xây dựng tỉnh Lai Châu bền vững và phát triển
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ
  • Học tập và làm theo Bác trong Đảng ủy Cục Quản lý thị trường
1 2 3 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập