THÔNG TIN THỜI SỰ
TUẦN THỨ 02 THÁNG 6/2024
(Các sự kiện thời
sự nổi bật diễn ra từ ngày 03- 09/6/2024
-----
I. TIN THẾ GIỚI
1. Gia tăng kết
nối và liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực Á - Âu
Từ
ngày 5-8/6/2024, Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Peterburg lần thứ 27 đã được tổ
chức tại thành phố Saint-Peterburg, Liên bang Nga, với sự tham dự của Tổng thống
Nga Vladimir Putin, lãnh đạo cấp cao của một số quốc gia châu Á, châu Phi,
Trung Đông, châu Mỹ La-tin và Đông Âu; khoảng 15.000 đại biểu đại diện cho các
chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, học giả, thanh niên tiêu biểu từ hơn
100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dẫn đầu
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn.
Lễ
khai mạc Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg lần thứ 27. (Ảnh: Xuân
Hưng/Nhân dân)
Với
chủ đề “Nền tảng đa cực – hình thành các trung tâm tăng trưởng mới”, nội dung của
Diễn đàn tập trung vào bốn nhóm vấn đề chính, bao gồm quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thế giới đa cực; các mục tiêu và nhiệm vụ trong chu kỳ kinh tế mới
của nước Nga; xây dựng xã hội lành mạnh, gìn giữ giá trị truyền thống; ứng dụng
công nghệ phục vụ các mục tiêu phát triển.
Trong
thông điệp gửi tới Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh
yêu cầu đoàn kết, hợp tác và hành xử có trách nhiệm của tất cả các quốc gia để
cùng vượt qua những thách thức chung. Phó Thủ tướng khẳng định đường lối đối
ngoại nhất quán của Việt Nam và việc Việt Nam hoan nghênh, tham gia tích cực
vào các khuôn khổ, sáng kiến hợp tác và liên kết kinh tế quốc tế vì hoà bình, hợp
tác và phát triển ở khu vực và trên toàn thế giới. Nhằm gia tăng kết nối và
liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực Á - Âu, Phó Thủ tướng đưa ra 3 đề xuất
gồm: phát triển các hành lang giao thông liên quốc gia từ Đông sang Tây và từ Bắc
tới Nam; tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư; đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi
xanh, chuyển đổi số.
2. Hội đồng Bảo
an có 5 nước Ủy viên không thường trực mới
Ngày
6/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu bầu 5 nước Ủy viên không thường trực
mới của Hội đồng Bảo an.
Một
cuộc họp của Hội đồng Bảo an tháng 5/2024. (Ảnh tư liệu: THX/TTXVN)
Kết
quả bỏ phiếu cho thấy, 5 Ủy viên không thường trực mới gồm: Pakistan, Somalia,
Panama, Đan Mạch và Hy Lạp. Các nước Ủy viên này sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm từ
ngày 01/01/2025, thay cho Nhật Bản, Mozambique, Ecuador, Malta và Thụy Sĩ.
Hội
đồng Bảo an là cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc, bao gồm 15 quốc gia,
trong đó có 5 quốc gia (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) là thành viên thường
trực, và 10 nước ủy viên không thường trực được luân phiên bầu lại theo nhiệm kỳ
2 năm.
Trong
đó, 10 thành viên không thường trực được bầu bởi Đại hội đồng, bao gồm tất cả
193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc và phù hợp với sự phân bổ địa lý theo khu
vực. Việc bỏ phiếu được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín và các ứng cử viên phải
nhận được đa số 2/3, tức 128 phiếu.
3. Ông Narendra
Modi giữ chức Thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ thứ ba
Với
292/543 ghế, Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của
đương kim Thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu
cử Lok Sabha (Hạ viện) nước này.
Dù
không đạt được 400 ghế như mục tiêu đề ra, nhưng NDA đã hội đủ điều kiện thành
lập chính phủ để tiếp tục điều hành đất nước trước ngày 16/6 tới. Theo đó, Thủ
tướng Modi sẽ ghi danh vào lịch sử Ấn Độ khi nắm giữ 3 nhiệm kỳ liên tiếp.
Thủ
tướng Narendra Modi giành chiến thắng trong tổng tuyển cử ở Ấn Độ. (Ảnh: The
Indian Express)
Ngay
sau khi kết quả kiểm phiếu cho thấy NDA vượt qua mốc 272 ghế tối thiểu cần thiết
để thành lập chính phủ, Thủ tướng Modi đã có bài phát biểu mừng chiến thắng tại
trụ sở của BJP ở thủ đô New Delhi. “Lần đầu tiên kể từ năm 1962, một chính phủ
đã quay trở lại lần thứ ba sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình”, ông Modi nói.
Đồng thời, ông gọi đây là chiến thắng của "nền dân chủ lớn nhất thế giới".
Khẳng
định “Hiến pháp là ánh sáng dẫn đường”, Thủ tướng Modi cam kết chính phủ sẽ dốc
toàn lực để đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, cũng như
nỗ lực chống tham nhũng. Ông Modi cảm ơn người dân cả nước đã bỏ phiếu cho NDA
lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp với đa số và đồng thời ca ngợi Ủy ban bầu
cử đã tiến hành cuộc bầu cử quy mô lớn trên khắp Ấn Độ.
4. Ca nhiễm
virus H5N2 đầu tiên ở người tử vong do nhiều yếu tố
Ngày
7/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm H5N2, ca
nhiễm cúm gia cầm đầu tiên được xác nhận ở người, đã tử vong do nhiều yếu tố và
WHO đang tiếp tục điều tra.
Theo
WHO, ca nhiễm virus H5N2 đầu tiên ở người tử vong do nhiều yếu tố. (Ảnh: AFP)
Phát
biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn WHO Christian Lindmeier
cho biết trường hợp trên tử vong do nhiều yếu tố, chứ không phải do virus H5N2.
Theo ông Lindmeier, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của người này cho thấy
dương tính với virus H5N2. Giới chức y tế cũng xác định được 17 người tiếp xúc
với bệnh nhân tại bệnh viện, nhưng kết quả xét nghiệm âm tính với virus cúm. 12
người tiếp xúc tại nơi ở của người bệnh nhiều tuần trước đó đã được xác định và
cũng cho kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện nhà chức trách đang điều tra nguồn
lây nhiễm cho ca bệnh nói trên.
Bộ
Y tế Mexico cho biết bệnh nhân nam, 59 tuổi, có tiền sử bệnh thận mãn tính, bệnh
tiểu đường tuýp 2 và huyết áp cao lâu năm. Người này đã nằm trên giường 3 tuần
trước khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính, sốt, khó thở, tiêu chảy, buồn nôn
và khó chịu vào ngày 17/4. Bệnh nhân được đưa tới bệnh viện ở Mexico City một
tuần sau đó và tử vong ngày 24/4.
Thông
tin trên được đưa ra sau khi WHO hôm 5/6 thông báo đã ghi nhận báo cáo ca đầu
tiên nhiễm virus H5N2 ở người tại Mexico. Theo WHO, đến nay chưa thể xác định sự
liên quan giữa ca nhiễm bệnh ở người nói trên và sự lây lan virus H5N2 ở gia cầm.
WHO cũng nhận định nguy cơ này đối với con người "ở mức thấp”.
II. TIN TRONG NƯỚC
1. Chủ tịch nước
Tô Lâm tiếp các đại sứ, đại biện của EU và các nước thành viên
Chiều
7/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu (EU)
và các đại sứ, đại biện các nước thành viên EU tại Hà Nội đến chào và chúc mừng
nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại
cuộc tiếp, Chủ tịch nước khẳng định, EU và các nước thành viên là những đối tác
quan trọng của Việt Nam; vui mừng nhận thấy quan hệ giữa Việt Nam với EU và các
nước thành viên thời gian qua phát triển năng động, thể hiện qua việc trao đổi
đoàn, tiếp xúc cấp cao được tăng cường; đang triển khai hiệu quả các thỏa thuận
và cơ chế hợp tác, đối thoại.
Chủ
tịch nước Tô Lâm tiếp các đại sứ, đại biện của EU và các nước thành viên.
Quan
hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên EU đang phát triển tích cực cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu trên nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp, thế mạnh và nhu cầu
của mỗi nước. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 4 nước thành
viên EU, đối tác toàn diện với 3 nước và đối tác chiến lược theo lĩnh vực với 3
nước.
Chủ
tịch nước cũng đề nghị các đại sứ có tiếng nói thúc đẩy các nước EU chưa phê
chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) sớm phê chuẩn Hiệp định và Ủy
ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam,
có tính đến những khó khăn, khác biệt về trình độ phát triển giữa hai bên và
sinh kế của ngư dân Việt Nam; giúp Việt Nam phát triển kinh tế biển, nuôi trồng
hải sản bền vững…
2. Thủ tướng Phạm
Minh Chính: Phấn đấu thông xe 3 dự án cao tốc Bắc - Nam vào dịp 30-4-2025
Sáng
2/6, trong chương trình công tác tại Quảng Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến
kiểm tra các dự án thành phần đi qua tỉnh Quảng Bình của cao tốc Bắc - Nam phía
Đông giai đoạn 2021-2025.
Dự
án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025
đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình gồm 3 dự án thành phần với chiều dài
126,43km. Trong đó, đoạn Vũng Áng - Bùng có chiều dài khoảng 42,95km, đoạn Bùng
- Vạn Ninh dài 49,93km, đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ hơn 33,5km.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính kiểm tra các dự án thành phần đi qua tỉnh Quảng Bình của
cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Trên
diện tích thực hiện các dự án, có 3.227 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có
580 hộ thuộc diện tái định cư; 4.662 ngôi mộ bị ảnh hưởng, trong đó có 3.737
ngôi mộ phải di dời đến vị trí mới.
Thủ
tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án, thi công "3 ca, 4 kíp",
"vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", phấn
đấu thông xe vào dịp 30/4/2025 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước, nhưng phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an
toàn lao động, vệ sinh môi trường, làm tốt công tác tái định cư cho người dân,
đặc biệt không được bán thầu, tham nhũng, tiêu cực…
3. Vương quốc
Anh gia nhập CPTPP, Việt Nam có lợi ích gì?
Sáng
8/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thảo luận về việc
phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Tại
phiên họp, báo cáo về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên
hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã nêu những
nội dung chính của văn kiện gia nhập.
Theo
đó, đối với Việt Nam, Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh gồm 2 phần
chính: Nghị định thư gia nhập và các Phụ lục; Thư của Vương quốc Anh và các thư
song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Chủ
tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu Quốc hội
dự phiên họp. Ảnh: Trọng Hải
Theo
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, một điểm đáng chú ý nữa là cùng với việc gia nhập
CPTPP, Vương quốc Anh đã có Văn bản chính thức công nhận Việt Nam là một nền
kinh tế thị trường, điều đó rất thuận lợi cho nước ta trong các cuộc điều tra
phòng vệ thương mại, đặc biệt là điều tra chống bán phá giá. Với kết quả này,
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử, được áp dụng mức
thuế chống bán phá giá hợp lý hơn.
III. TIN TRONG TỈNH
1. Họp Ban Chỉ
huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
Sáng
06/6, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh. Đồng chí Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh chủ
trì cuộc họp.
Quang
cảnh cuộc họp
Báo
cáo tại cuộc họp cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra một số
đợt thiên tai (01 đợt rét đậm, rét hại; 07 đợt mưa đá, dông, lốc, mưa lớn) đã
gây thiệt hại đến người và tài sản của Nhà nước, Nhân dân. Cụ thể: 02 người chết;
01 người bị thương; 759 ngôi nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại; 15,34ha lúa, 14ha hoa
màu, 12,26ha cây trồng lâu năm, 19,6ha cây trồng hằng năm, 4,86ha cây ăn quả tập
trung bị gẫy, dập; 04 công trình Thủy lợi bị hư hỏng, 05 điểm trường, phòng học
bị ảnh hưởng một phần; một số tuyến đường giao thông bị sạt, lở gây tắc nghẽn, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới giao thông... tổng thiệt hại ước tính trên 4 tỷ đồng.
Phát
biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Văn Lương - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban
Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh nhấn mạnh, công tác PCTT&TKCN đã được thực hiện
nhiều năm và đã có nhiều quyết tâm, cố gắng, trách nhiệm. Tuy nhiên quá trình
làm cần phải thực hiện bài bản hơn, có hiệu quả hơn trong 6 tháng cuối năm và
những năm tiếp theo.
Đề
nghị các thành viên ban chỉ huy, cơ quan thường trực ban chỉ huy tiếp tục
nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của các cấp để tránh xảy ra sai sót; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền; công tác kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ mất an
toàn để xây dựng phương án. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của các sở,
ngành, địa phương trong việc ra các văn bản tổ chức chỉ đạo thực hiện. Chú trọng
công tác cảnh báo, dự báo, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chủ động trong phòng
chống thiên tai đến người dân…
2. Lai Châu: Tổ
chức Ngày Quốc tế Yoga
Sáng
ngày (8/6), UBND tỉnh Lai Châu phối hợp Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức
Ngày Quốc tế Yoga lần thứ X năm 2024 tại tỉnh Lai Châu với chủ đề “Yoga trao
quyền cho phái đẹp”. Đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Lai Châu; bà Monica Sharma - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, Đại
sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tham dự.
Đồng
chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu và bà Monica
Sharma - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà
Nội tặng cờ và hoa cho các câu lạc bộ, các đơn vị tham gia.
Khởi
nguồn từ nền văn minh sông Hằng, Yoga là bộ môn có lịch sử trên 5.000 năm tuổi
của Ấn Độ cổ xưa, là sự kết hợp các hoạt động thể chất, tâm trí và tinh thần để
đạt được sự hài hoà giữa cơ thể, tâm trí và thiên nhiên.
Tại
Lai Châu, những năm gần đây, phong trào luyện tập Yoga đã và đang phát triển mạnh
mẽ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 cơ sở đăng ký dạy môn Yoga với khoảng 400 học
viên luyện tập thường xuyên. Ngoài ra, còn một số địa điểm tổ chức hoạt động tập
luyện Yoga theo hình thức câu lạc bộ thể thao với khoảng 500 người tham gia tập
luyện.
Phát
biểu chào mừng sự kiện, đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND
tỉnh Lai Châu nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên, Ngày Quốc tế Yoga được tổ chức tại
tỉnh Lai Châu với chủ đề “Yoga trao quyền cho phái đẹp”, là một hoạt động thiết
thực chào mừng Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 10 năm 2024. Đặc biệt, đây là dịp để
giao lưu văn hóa, thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân hai nước Việt
Nam - Ấn Độ ngày càng bền chặt.
3. Tuyên dương
giáo viên, học sinh trong Kỳ thi chọn lọc học sinh giỏi quốc gia THPT và học
sinh tiêu biểu
Sáng
ngày 6/6, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Viễn thông Lai Châu tổ chức Lễ
tuyên dương giáo viên, học sinh tiêu biểu trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc
gia THPT và học sinh tiêu biểu trong các phong trào thi đua năm học 2023 -
2024. Đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban
Thi đua, khen thưởng tỉnh dự và phát biểu tại buổi Lễ.
Đồng
chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND
tỉnh Lai Châu cho các giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong Kỳ thi chọn
học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023 - 2024.
Năm
học 2023 - 2024, tỉnh Lai Châu có nhiều giáo viên có thành tích tốt trong công
tác ôn thi học sinh giỏi; đã có 4 giáo viên đạt thành tích cao trong ôn thi học
sinh giỏi quốc gia THPT; có nhiều học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và
các hoạt động phong trào, đặc biệt là 5 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi chọn
học sinh giỏi quốc gia THPT, 3 học sinh đạt Huy chương tại Hội khỏe Phù đổng
toàn quốc lần thứ X năm 2024 khu vực I, 190 học sinh các cấp có thành tích xuất
sắc, tiêu biểu trong phong trào học tập. Đây là năm học tỉnh Lai Châu có nhiều
học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia nhất từ trước đến nay, đặc biệt có những
môn học lần đầu tiên có học sinh đạt giải như: môn Hóa học, Vật lý, Tiếng Anh
và cũng là năm đầu tiên có học sinh đạt Huy chương vàng tại Hội khỏe Phù đổng
toàn quốc lần thứ X năm 2024 khu vực I.
Phát
biểu tại Lễ tuyên dương, đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh, Trưởng Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh nhấn mạnh, thời gian qua, ngành
Giáo dục tỉnh Lai Châu luôn chủ động phối hợp tốt với các cơ quan liên quan và
UBND các huyện, thành phố để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo
dục. Công tác dạy và học đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, năm học
2023 - 2024 đã có nhiều giáo viên, học sinh đạt thành tích tốt trong công tác
ôn thi học sinh giỏi…