THÔNG TIN THỜI SỰ
TUẦN THỨ 01 THÁNG 6/2024
(Các sự kiện thời
sự nổi bật diễn ra từ ngày 27/5-02/6/2024)
-----
I. THÔNG TIN THỜI
SỰ QUỐC TẾ
1. Tiến trình
hòa bình Trung Đông vẫn còn nhiều trở ngại
Khói
bốc lên sau các cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza,
ngày 7/5/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày
28/5, Tây Ban Nha, Na Uy và Ireland đã chính thức công nhận nhà nước Palestine.
Ba nước châu Âu cho rằng hành động của họ sẽ khuyến khích các quốc gia khác làm
theo. Việc có thêm 3 quốc gia châu Âu chính thức công nhận nhà nước Palestine
được đánh giá mang tính biểu tượng cao và đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ quốc
tế, làm tăng kỳ vọng về việc khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông trên
cơ sở giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại hòa bình.
Tuy
nhiên, bạo lực, bom đạn, khói lửa vẫn bao trùm khu vực Dải Gaza đang khiến cho
con đường hòa bình Trung Đông vẫn gặp vô số trở ngại. Các cuộc tấn công vẫn diễn
ra dồn dập, như cuộc không kích của Israel vào một trại tị nạn ở Rafah ngày
27/5, khiến ít nhất 40 người Palestine thiệt mạng và 65 người bị thương hay vụ
phóng rocket từ Dải Gaza vào thành phố Tel Aviv và các khu vực lân cận ở miền
Trung Israel chiều 26/5… đã thực sự phủ bóng đen lên những đốm lửa vừa nhen”.
Ngày
29/5, Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi tuyên bố: "Giao tranh ở
Dải Gaza sẽ còn diễn ra trong ít nhất 7 tháng nữa". Điều này cho thấy
Israel vẫn chưa sẵn sàng kết thúc giao tranh theo đề nghị của Hamas, như một phần
của thỏa thuận trao đổi con tin.
2. Iran bắt đầu
quy trình đăng ký ứng cử viên tranh cử tổng thống
Tổng
thống lâm thời Iran Mohammad Mokhber (thứ 2, trái) chủ trì một cuộc họp nội các
khẩn tại thủ đô Tehran. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày
30/5, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đưa tin, quá trình đăng ký ứng cử
viên tranh cử tổng thống của đất nước đã bắt đầu từ sáng 30/5 (theo giờ địa
phương) và sẽ kéo dài 5 ngày, cho đến 3/6. Cuộc bầu cử tổng thống Iran dự kiến
diễn ra ngày 28/6 tới.
Bộ
trưởng Vahidi cho biết, quá trình rà soát lý lịch sẽ kéo dài 7 ngày, bắt đầu từ
4/6. Sau đó, những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn sẽ có 14 ngày để tiến hành chiến dịch
vận động tranh cử. Danh sách các ứng cử viên đủ điều kiện tranh cử sẽ được Hội
đồng Giám hộ Iran công bố vào ngày 11/6.
Các
phương tiện truyền thông Iran đưa tin, Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad
Mokhber, Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf và một số cựu quan chức nổi
tiếng đang cân nhắc ra tranh cử tổng thống.
Trong
số các ứng cử viên, cựu nhà đàm phán hạt nhân Saeed Jalili nổi lên như một
trong những ứng cử viên đầu tiên tuyên bố tranh cử tổng thống. Những gương mặt
đáng chú ý khác bao gồm cựu Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif và cựu Chủ tịch
Quốc hội Ali Larijani.
Theo
kế hoạch ban đầu, Iran tổ chức cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 14 vào năm 2025.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch sớm hơn là vào cuối tháng 6 năm
nay, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi và đoàn tùy tùng thiệt mạng trong vụ tai
nạn trực thăng hôm 19/5 tại khu vực miền núi thuộc tỉnh Đông Azarbaijan, Tây Bắc
Iran.
3. Papua New
Guinea dừng hoạt động tìm kiếm sau vụ lở đất
Người
dân tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường vụ lở đất ở tỉnh Enga, Papua New Guinea
ngày 28/5/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tuần
qua, Papua New Guinea đã dừng hoạt động tìm kiếm những người sống sót trong vụ
lở đất lớn rạng sáng ngày 24/5, khiến khoảng 2.000 người được cho là đã bị chôn
vùi.
"Không
ai có thể sống sót dưới đống đổ nát đến thời điểm này, vì vậy nhiệm vụ hiện giờ
là tìm kiếm thi thể các nạn nhân trong vụ lở đất" - Chủ tịch Ủy ban Thảm họa
tỉnh Enga Sandis Tsaka nói.
Thảm
họa lở đất xảy ra tại làng Kaokalam, thị trấn Porgera thuộc tỉnh Enga, cách thủ
đô Port Moresby của Papua New Guinea khoảng 600 km về phía Tây Bắc. Thời điểm lở
đất vào khoảng 3h sáng 24/5 (giờ địa phương), khi nhiều dân làng đang ngủ. Một
phần đất đá của núi Mungalo đã đổ sụp, vùi lấp nhiều ngôi nhà và tàn phá toàn bộ
cộng đồng dưới chân núi.
Theo
chính phủ Papua New Guinea, hơn 2.000 người có thể đã bị chôn vùi trong trận lở
đất vừa qua. Liên hợp quốc ước tính số người tử vong là khoảng 670 người, trong
khi một doanh nhân địa phương và cựu quan chức nước này nói với hãng tin
Reuters rằng con số này chỉ gần 160 người. Ông Tsaka cho biết chính phủ vẫn
chưa xác nhận về số người thiệt mạng, nhưng đó sẽ là một "con số rất lớn".
Ngày
29/5, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo những người
sống sót sau vụ sạt lở đất nghiêm trọng ở Papua New Guinea đang phải đối mặt với
nguy cơ dịch bệnh bùng phát, trong khi nguồn cung ứng thực phẩm và nước sạch hạn
chế.
4. Số ca bệnh sởi
đang gia tăng khắp châu Âu năm thứ hai liên tiếp
Theo
WHO, ít nhất 95% trẻ em cần được tiêm phòng sởi đầy đủ để ngăn chặn dịch bệnh
bùng phát. (Ảnh: PEXELS)
Ngày
28/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca bệnh sởi đang gia tăng khắp
châu Âu trong năm thứ hai liên tiếp và sẽ sớm vượt quá con số được ghi nhận vào
năm 2023.
Theo
WHO, các đợt bùng phát bệnh sởi đã được báo cáo ở 27 trong số 33 quốc gia nơi
căn bệnh này được coi là đã bị xóa sổ. Azerbaijan, Kyrgyzstan và Kazakhstan là
những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
WHO
lưu ý các ca bệnh sởi trên khắp châu Âu tiếp tục gia tăng, với số ca mắc sởi được
ghi nhận trong năm nay sẽ sớm vượt quá tổng số ca được báo cáo trong suốt năm
ngoái. Đặc biệt, gần một nửa số trường hợp được ghi nhận vào năm 2023 liên quan
đến trẻ em dưới 5 tuổi.
WHO
nhấn mạnh điều này phản ánh “sự gia tăng số trẻ em không được tiêm chủng định kỳ
phòng bệnh sởi và các căn bệnh khác có thể phòng ngừa bằng vaccine trong giai
đoạn đại dịch COVID-19, cùng với tỷ lệ tiêm chủng phục hồi chậm vào năm 2021 và
2022."
II. TIN TRONG NƯỚC
1. Cuộc họp Thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Sáng
30/5, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến đối
với kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ đầu năm
đến nay.
Công
tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt theo
đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là: "Không có vùng cấm, không có
ngoại lệ"; kết hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác phòng, chống
tham nhũng với phòng, chống tiêu cực; giữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với
công tác cán bộ, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; vừa xử lý
nghiêm hành vi tham nhũng, vừa xử lý nghiêm vi phạm trách nhiệm nêu gương của lãnh
đạo các cấp, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, không
phải là "đấu đá nội bộ", "phe cánh", "tranh giành quyền
lực" như các đối tượng xấu, thế lực thù địch xuyên tạc.
Ảnh
minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản
Những
kết quả nổi bật là: Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra
2.100 vụ với 4.211 bị can, truy tố 2.030 vụ với 4.042 bị can, xét xử sơ thẩm
1.686 vụ với 3.198 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó đã
khởi tố mới 285 vụ án, 646 bị can về tội tham nhũng.
Riêng
các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 2 vụ
án với 8 bị can, khởi tố thêm 135 bị can trong 7 vụ án; kết luận điều tra 3 vụ
án với 318 bị can; kết luận điều tra bổ sung 2 vụ án với 10 bị can; ban hành
cáo trạng truy tố 2 vụ án với 304 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ án với 140 bị
cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ án với 9 bị cáo...
2. Chủ tịch nước
Tô Lâm tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste
Chiều
30/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước
ASEAN và Timor-Leste tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp được bầu làm Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thay
mặt Đại sứ, Đại biện các nước Đông Nam Á tại Hà Nội, Đại sứ Lào Khamphao
Ernthavanh, nước Chủ tịch ASEAN 2024, chuyển lời chúc mừng nhiệt liệt và lời
thăm hỏi chân tình của lãnh đạo cấp cao Lào và các nước Đông Nam Á tới Chủ tịch
nước Tô Lâm. Đại sứ Lào nhấn mạnh trong gần 30 năm tham gia ASEAN, Việt Nam
luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đoàn kết và vai trò trung
tâm của ASEAN, cũng như trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Chủ
tịch nước Tô Lâm và Đại sứ các nước ASEAN và Timor-Leste. Ảnh: TTXVN
Tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đang tạo động lực cho phát triển
kinh tế khu vực. Đại sứ Lào cảm ơn các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là Việt
Nam đã và đang tích cực hỗ trợ để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch
ASEAN.
Chủ
tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng lần đầu tiên gặp đại sứ, đại biện các nước
Đông Nam Á trên cương vị mới; cảm ơn những lời chúc mừng tốt đẹp của lãnh đạo
và đại sứ các nước ASEAN, khẳng định Đông Nam Á luôn là gia đình của những người
anh em láng giềng gần gũi, gắn bó thân thiết của Việt Nam. Chủ tịch nước cảm ơn
những chia sẻ của Đại sứ Lào và chúc mừng những nỗ lực, kết quả mà Lào đã đạt
được đến nay trong năm Chủ tịch ASEAN 2024…2. Đa số tán thành hình thành Quỹ
công nghiệp quốc phòng, an ninh để hỗ trợ phục vụ cho phát triển công nghiệp quốc
phòng, an ninh
Chiều
30-5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự
thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Đại
tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng dự phiên họp.
Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng dự phiên họp. Ảnh: TRỌNG HẢI
Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất sản
phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh
Trước
đó, về giao nhiệm vụ sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh đối với cơ sở công
nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý, cơ sở công nghiệp an ninh do Bộ
Công an quản lý, trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể
hơn về trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ và đặt hàng sản xuất quốc phòng, an
ninh; tách bạch việc đặt hàng sản xuất quốc phòng và đặt hàng sản xuất an ninh
để có cơ chế đặc thù cho phù hợp. Ý kiến khác đề nghị cân nhắc bỏ quy định này
vì đã được quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Đấu thầu.
III. TIN TRONG TỈNH
1. Hội nghị
nghiên cứu, học tập, quán triệt văn bản của Trung ương, của tỉnh
Sáng
29/5, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ương và của tỉnh,
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu
các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Các
Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh
Dự
Hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy có các đồng chí: Vũ Mạnh Hà - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy;
Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ; các đồng chí Ủy viên
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và tương đương; giám đốc các doanh nghiệp nhà
nước đóng trên địa bàn thành phố Lai Châu; Báo cáo viên Trung ương của tỉnh,
Báo cáo viên cấp tỉnh công tác trên địa bàn thành phố; ...
Tại
Hội nghị, các đại biểu được quán triệt, triển khai các nội dung: Kết luận số
70-KL/TW, ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao
trong giai đoạn mới; Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/2/2024 của Bộ Chính trị về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày
19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Và các Quy định của Tỉnh
uỷ: Quy định số 20-QĐ/TU, ngày 03/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn
chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý; Quyết định
số 1113-QĐ/TU, ngày 03/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sửa đổi, bổ sung một
số Điều, Phụ lục 1 của Quy định số 15-QĐ/TU, ngày 20/10/2022 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về phân cấp quản lý và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và Thông báo
nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
2. Họp Ban Chỉ đạo
thực hiện chính sách sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
tỉnh với các địa phương
Sáng
30/5, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) tỉnh họp trực tuyến với các địa phương về kết quả
thực hiện chính sách sách BHXH, BHYT, BHTN năm 2023, những tháng đầu năm năm
2024; nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Quang
cảnh cuộc họp
Đồng
chí Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo
thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tỉnh chủ trì cuộc họp; dự có lãnh đạo các
sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách
BHXH, BHYT, BHTN tỉnh.
Năm
2023, số người tham gia BHXH bắt buộc toàn tỉnh là 29.589 người đạt 99,8% kế hoạch.
Tỷ lệ bao phủ BHXH bắt buộc đạt 13% lực lượng lao động đang làm việc (bao gồm lực
lượng quân đội, lực lượng công an đóng trên địa bàn tỉnh). Số người tham gia
BHXH tự nguyện là 6.517 người thấp hơn 1.023 người so với kế hoạch giao, đạt
48,8% kế hoạch giao đầu năm. Chỉ tiêu bao phủ đạt 15,8% dân số trong độ tuổi
lao động tham gia BHXH; 9,2% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN. Số
người tham gia BHYT là 447.178 người tăng 42.878 người so với năm 2022; tỷ lệ
bao phủ BHYT đạt 91,4% tăng 9,3% so với năm 2022 tuy nhiên vẫn thấp hơn kế hoạch
giao; bao phủ BHYT đạt 91,4% dân số…
Phát
biểu kết luận, đồng chí Lê Văn Lương - Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá
cao sự vào cuộc của thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT,
BHTN các cấp trong năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 và những kết quả tích cực
đã đạt được. Đồng chí chỉ ra một số bất cập cần tập trung khắc phục trong triển
khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo khắc
phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa
bàn tỉnh năm 2024 và những năm tiếp theo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giao
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo và các huyện, thành phố. Nhất là
BHXH tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội…
2. Phát động
Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Lai Châu năm 2024
Sáng
28/5, Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh tổ chức Lễ phát động
Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Lai Châu năm 2024 và tuyên dương khen thưởng học
sinh tiêu biểu, học sinh nghèo vượt khó trong học tập năm học 2023 - 2024. Lễ
phát động được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các huyện,
thành phố.
Dự
Lễ phát động có các đồng chí: Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Điều hành công tác bảo vệ, chăm
sóc trẻ em tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ BTTE tỉnh; Lê Đức Dục - Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số
sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang tỉnh; đại diện tổ chức Plan vùng dự
án tại Lai Châu… cùng đại diện đoàn viên thanh niên, học sinh tiêu biểu và học
sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Quang
cảnh Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Lai Châu năm 2024
Đồng
chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Bảo
trợ Quỹ BTTE tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn thể
Nhân dân hãy tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
trên địa bàn tỉnh; hãy dánh những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, thế hệ tương
lai của đất nước, "hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng
hành động" và hãy "hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ
em".
Tại
Lễ phát động, các cơ quan, đơn vị, tổ chức hảo tâm đã ủng hộ cho Quỹ BTTE tỉnh
với tổng số tiền 694.650.000 đồng.